Hoàn cảnh lịch sử Chiến_tranh_Việt-Chiêm_1069

Từ khi Đại Việt giành được độc lập (thế kỷ thứ 10) việc đánh Chiêm Thành thường được các vua Lý tiến hành mỗi khi Chiêm Thành bỏ việc tiến cống và thông sứ hoặc quấy nhiễu các vùng biên giới trên bộ và ven biển Đại Việt.

Năm Giáp Thân (1044), Lý Thái Tông đã đánh Chiêm Thành với lý do nước này bỏ thông hiếu, phá quốc đô Phật Thệ và giết chúa Sạ Đẩu.

Sang thời Lý Thánh Tông, năm 1065 - 1069, Chiêm Thành bỏ cống. Vua Thánh Tông lại đem quân Nam chinh. Nhưng một vài sử gia cho rằng tới giai đoạn lịch sử này cuộc đánh Chiêm chẳng phải riêng vì việc đoạn tuyệt giao hiếu, mà do Đại Việt bắt đầu thi hành chính sách mở rộng biên giới, dựa vào chỗ Chiêm Thành có tinh thần bất khuất chống đối đối với Đại Việt và lại lén lút thần phục nhà Tống[1].

Quốc vương Chiêm là Chế Củ muốn dựa vào nhà Tống để chặn bước tiến của Đại Việt, xin thần phục và được vua Tống Thần Tông giúp đỡ, cho ngựa trắng và cho phép họ mua lúaQuảng Châu, Chiêm Thành không tiếp tục nạp cống cho Đại Việt nữa. Mọi hành động của Chiêm Thành đều bị người Việt cho là khiêu khích họ[1].